Skip to content Skip to navigation

Tin tức & sự kiện

Tin tức - sự kiện

Hội thao sinh viên 2014

         Trải qua 17 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 10/12/2014, Hội thao sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin lần 9 năm 2014 đã chính thức bế mạc.

         Hội thao sinh viên 2014 quy tụ hơn 500 lượt sinh viên tham gia tranh tài ở 9 môn với 21 nội dung thi đấu. Trong gần 200 trận thi đấu, có nhiều trận đấu đã diễn ra đẹp mắt với chất lượng chuyên môn cao. Trên cơ sở đó, Hội thao lần này ghi nhận sự xuất hiện của nhiều vận động viên xuất sắc, là nguồn bổ sung cho đội tuyển của Trường tham gia các giải đấu ở cấp cao hơn.

         Phát biểu tại Lễ Bế mạc Hội thao sinh viên 2014, TS. Vũ Đức Lung – Phó Hiệu trưởng Nhà trường biểu dương tinh thần thi đấu trung thực, hết mình với tinh thần đoàn kết và cao thượng của các đoàn vận động viên sinh viên tại Hội thao lần này. Đồng thời, Thầy cũng đánh giá cao những đóng góp to lớn của lực lượng trọng tài và đặc biệt là sự cổ vũ nhiệt tình từ các bạn cổ động viên đã mang lại cho Hội thao một bầu không khí sôi nổi, vui tươi, góp phần to lớn vào thành công của Hội thao năm nay. Hội thao lần này tiếp tục trở thành hoạt động điểm nhấn của việc thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe cho sinh viên.

        Kết thúc Hội thao, với tổng số điểm toàn đoàn bằng nhau,  khoa Hệ thống thông tin và khoa Mạng máy tính Truyền thông xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn, xếp sau đó là khoa Khoa học máy tính. 

 

Một số hình ảnh của Hội thao sinh viên 2014

 

 

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Sáng ngày 20/11/2014, Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Đến dự buổi lễ có PGS.TS Dương Anh Đức – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường cùng quý thầy cô giáo và đông đảo các bạn sịnh viên.

Phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, PGS. TS. Dương Anh Đức đã thay mặt toàn thể giảng viên, cán bộ công nhân viên Nhà trường gửi lời cảm ơn đến những tình cảm và tấm lòng của các thế hệ sinh viên đã gửi đến quý thầy cô nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Thầy Dương Anh Đức chia sẻ, nghề giáo có một vai trò vô cùng thiêng liêng và cao quý, chính vì vậy những người làm công tác giáo dục đào tạo phải thực sự có trách nhiệm với công việc của mình, để xứng đáng với những kỳ vọng và tôn trọng mà xã hội đã dành cho. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Trường, thầy Dương Anh Đức đã gửi đến toàn thể quý thầy cô giáo cùng các cán bộ đang công tác tại trường lời chúc sức khoẻ và dù ở cương vị nào cũng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

image002

PGS.TS Dương Anh Đức đại diện Nhà trường nhận lẵng hoa từ sinh viên

 

image004

PGS.TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng phát biểu chúc mừng tại buổi lễ

 

Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 cũng đã ghi nhận những đóng góp vô cũng to lớn của các thế hệ thầy cô giáo đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Dịp này, Thầy Dương Anh Đức đã trao tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ - Trưởng phòng ĐTSĐH&NCKH . Ngay sau khi vinh dự nhận được kỷ niệm chương, PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ và PGS.TS Nguyễn Phi Khứ đã có những chia sẻ hết sức chân thành và thú vị về chặng đường gắn bó với nghề giáo cũng như những kỷ niệm vui buồn trong suốt quá trình dạy học. Những chia sẻ đó không chỉ giúp các bạn sinh viên hiểu hơn về những đóng góp thầm lặng của quý thầy cô giáo, mà còn giúp các thế hệ nhà giáo trẻ có thêm động lực để tiếp tục nổ lực, phấn đấu trong sự nghiệp trồng người của mình.

 

image006

PGS.TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, Phó Hiệu trưởng và PGS.TS Nguyễn Phi Khứ, Trưởng phòng Đào tạo SĐH&KHCN

 

image008

TS Vũ Đức Lung, Phó Hiệu trưởng và Ths Nguyễn Trác Thức, Bí thư Đoàn TN trao chứng nhận cho 11 Cán bộ trẻ tiêu biểu của Trường.

 

Cũng trong dịp này, Đoàn Trường ĐH Công nghệ thông tin cũng đã tuyên dương 44 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và 11 cán bộ, giảng viên trẻ tiêu biểu. Đây là những ghi nhận cho những đóng góp tích cực của tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường trong suốt năm học vừa qua.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 

image010

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ và PGS.TS Nguyễn Phi Khứ đã chia sẻ về chặng đường gắn bó với nghề giáo dịp nhận được Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục

 

image012

PGS.TS Đỗ Văn Nhơn, Phó Bí thư Đảng ủy trao chứng nhận cá nhân Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014

 

image014

Ths Nguyễn Trác Thức, Bí thư Đoàn TN trao chứng nhận cho cá nhân Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014

 

image016

Ths Nguyễn Trác Thức, Bí thư Đoàn TN trao chứng nhận cho cá nhân Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014

 

image018

PGS.TS Dương Anh Đức, Hiệu trưởng trao Giấy khen cho 6 Cá nhân tiêu biểu của 6 lĩnh vực trong 44 gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014

 

image020

Cán bộ, Giảng viên Nhà trường tham dự ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

 

Tin và ảnh: Trần Ngọc Diễm Minh, Nguyễn An

GIẢI THƯỞNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TP.HCM LẦN 6

Ngày 8/11/2014, tại Hội trường Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM, được sự bảo trợ của Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) TP.HCM, Sở Thông tin & Truyền thông (TT-TT) TP.HCM đã công bố kết quả giải thưởng CNTT-TT TP.HCM lần 6.

Đây là giải thưởng do UBND TP.HCM tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2008. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT hoặc có triển khai ứng dụng CNTT.

Giải thưởng năm nay, Ban Tổ chức xét và trao tặng theo 6 nhóm bao gồm: Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu; Doanh nghiệp có sản phẩm phần cứng tiêu biểu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu; Đơn vị có ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu; Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của CNTT-TT thành phố và Sinh viên ngành CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc.

image001 

Sinh viên Nguyễn Trí Hải nhận giải thưởng 
Sinh viên CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc

 

Sinh viên Nguyễn Trí Hải (MSSV: 11520094) thuộc Khoa Khoa học máy tính của Trường Đại học Công nghệ Thông tin. Trí Hải có kết quả học tập xuất sắc (điểm trung bình tích luỹ đến năm học 2014-2015 là 9.4). Một số thành tích Hải đã đạt đuợc trong thời gian học tập, tham gia nghiên cứu tại Trường như sau::

-         Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. HCM đã đạt thành tích “Sinh viên 5 tốt” cấp Thành năm 2013.

-         Bài báo được đăng tại Hội nghị Khoa học trẻ trường ĐH CNTT lần 2, năm 2013. Đề tài, bài báo khoa học: Xây dựng hệ thống hỗ trợ đón xe buýt “Trạm dừng xe buýt thông minh”.

-         Đội tuyển trường tham gia cuộc thi Lập trình thuật toán ACM-ICPC toàn quốc 2014, giải Khuyến khích vòng thi online toàn quốc 2014. (10/2014)

-         Giải khuyến khích phần thi Phần mềm Tin học dành cho khối sinh viên Hội thi Tin học trẻ TP lần thứ 22 năm 2013. Phần mềm: Thông tin biển đảo Việt Nam.

-         Giải nhì cuộc thi “Lập trình Thuật toán UIT ACM” trường ĐH CNTT năm 2014.

-         Giải nhì cuộc thi “Mastering IT 2014” trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

-         Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. HCM đã đạt giải thưởng Công nghệ Thông tin – Truyền thông TP. HCM năm 2014.

-         Giải nhất cuộc thi “Olympic Mác – Lênin” trường ĐH CNTT năm 2014.

-         Giải nhất vòng thi trắc nghiệm trực tuyến Chương trình “Sinh viên Đồng hành cùng Pháp luật” lần II năm 2014, Ban Cán sự Đoàn ĐHQG-HCM.

-         Đại biểu tham gia chương trình giao lưu thanh niên sinh viên ASEAN – Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình JENESYS 2.0 tại Nhật Bản. (9/2014)

-         Danh hiệu “Cán bộ Hội Sinh viên tiêu biểu cấp Thành phố năm 2014”.

-         Bằng khen của TW Hội Sinh viên Việt Nam Có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên thành phố năm học 2013 – 2014.

-         Bằng khen của TW Hội Sinh viên Việt Nam Có thành tích xuất sắc trong Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh lần thứ 21 – năm 2014.

-         Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác trường ĐH Công nghệ Thông tin năm 2014.

-         Thanh niên tiên tiến TP. Hồ Chí Minh làm theo lời Bác năm 2014.

-         Giấy khen Thành Đoàn TP. HCM đã tích cực tham gia phong trào “Thanh niên thi đua dạy tốt – học tốt” TP. HCM giai đoạn 2012 – 2014.

Đây là lần thứ 2 sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin tham gia và đạt giải thưởng. Trong Giải thưởng lần này, sinh viên Nguyễn Trí Hải đã xuất sắc vượt qua 47 hồ sơ từ các trường đại học khác để đạt vào nhóm 5 sinh viên có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc. Đây là phần thưởng cao quý mà Nguyễn Trí Hải đã nhận được và cũng là thành quả trong công tác đào tạo của Trường trong thời gian qua.

 

Tin và ảnh: Đặng Văn Em

CUỘC THI SINH VIÊN VỚI AN TOÀN THÔNG TIN - NÉT ĐẸP CỦA SỰ CHIA SẺ

Hằng năm cứ vào dịp tháng 11 là Hiệp hội An Toàn Thông Tin Việt Nam (Viet Nam Information Security Association – VNISA) tổ chức một chuỗi hoạt động để chào mừng "Ngày An toàn Thông tin (ATTT) Việt Nam". Trong đó, Cuộc thi quốc gia “Sinh viên với ATTT” là một cuộc thi mang tính học thuật và thực hành cao quy tụ sinh viên từ nhiều trường tham gia. Trong 2 năm gần đây, hình thức thi đấu của cuộc thi này theo hình thức CTF-Capture The Flag của quốc tế với mức độ khó ngày càng tăng cao. Năm nay, vòng loại khu vực phía nam quy tụ 18 đội tham gia đến từ các trường đại học ở khu vực phía Nam, và Đại học Công nghệ Thông tin (CNTT) vinh dự được Ban tổ chức (BTC) chọn làm đơn vị đăng cai.

image002

TS Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hội ATTT Việt Nam phát biểu khai mạc cuộc thi

 

image004 

TS Vũ Đức Lung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin
 phát biểu khai mạc cuộc thi.

 

Cuộc thi vòng loại khu vực phía Nam năm nay có những nét đáng được chú ý là các đội thực sự lớn mạnh về chất, đồng thời cũng tăng về số lượng. Qua những thể hiện ở cuộc thi, các đội đã chia thành 2 nhóm rõ rệt: nhóm các trường mạnh về CTF chuyên về bảo mật như Học viện kỹ thuật mật mã, Học viện An Ninh, Học viện Kỹ thuật Quân sự, … và nhóm các trường thi theo dạng phong trào. Có những trường đầu tiên xuất hiện trong cuộc thi, chưa biết rõ về nội dung thi nên phần kết quả khá thấp.  

Về công tác chuyên môn, cuộc thi CTF của VNISA hằng năm đã tạo được không khí hăng say nghiên cứu và rèn luyện cho các đội..

Rút kinh nghiệm năm ngoái thay vì công tác chuẩn bị đội ngũ chỉ được thực hiện từ khi nhận được thông báo, năm nay đội tuyển dự thi đã được hình thành ngay từ cuối năm 2013, và công tác huấn luyện dựa trên những cọ xát thực tế. Các em trong đội tuyển đã tham gia 8 giải CTF lớn nhỏ trong nước và quốc tế và đã có thành tích cao như giải 0x3004 CTF do HVA tổ chức, Whitehat Grand Prix 2014 do BKAV tổ chức, các giải quốc tế tại Malaysia, Hàn Quốc (Xem Bảng thành tích đội tuyển Navi).

STT

Tên giải

Giải đạt được

Thời gian

Hình thức thi

1

0x3004 CTF

Giải Nhì

2014

Jeopardy, thi online trong vòng 5 ngày. Việt Nam tổ chức

2

Whitehat Grand Prix 2014

Giải Ba

2014

Jeopardy và Attack-Defense, BKAV tổ chức

3

UIT với ATTT

Giải nhất

2014

CTF do Đoàn khoa MMT&TT tổ chức

4

HITB CTF 2013

Giải Nhất

2013

Attack-Defense, diễn ra ở Malaysia

5

HITB CTF 2014

Giải Nhất

2014

Attack-Defense, diễn ra ở Malaysia

6

Secuinside Final 2013

Giải Tư

2013

CTF Jeopardy 24 giờ liên tục không nghỉ, thi onsite tại Hàn Quốc.

7

Secuinside Final 2014 

Giải Bảy 

2014

CTF Jeopardy 24 giờ liên tục không nghỉ, thi onsite tại Hàn Quốc.

8

HITB 2013

Giải Tám

2014

 CTF Jeopardy 8 tiếng/ngày, thi trong vòng 2 ngày. Thi onsite tại Malaysia.

9

HITB 2014

Giải Nhất 

2014

 CTF Jeopardy 8 tiếng/ngày, thi trong vòng 2 ngày. Thi onsite tại Malaysia.

Thành tích đội tuyển NaVi

Về đội ngũ, năm nay UIT tham dự với 2 đội: NaVi và jUpITer. Đội NaVi gồm 4 thành viên, trong đó có 2 thành viên là sinh viên năm tư và đã tham gia từ năm trước, 2 thành viên còn lại là sinh viên lớp ANTT 2012. Đội jUpITer quy tụ hầu hết các cựu binh năm cuối của lớp MMT05 và một bạn lớp ANTT 2012. Năm nay, là năm chứng kiến sự lớn mạnh của cả 2 đội thi của UIT. Đội tuyển NaVi, được xem là đội chủ lực của UIT quy tụ nhiều sinh viên tài năng trong lĩnh vực ATTT.

image006

Các thành viên đội NaVi  

 

Đội tuyển jUpITer là một đội với thành phần lớn mạnh từ phong trào sinh viên và sự cần mẫn luyện tập. Đặc biệt trong đội jUpITer có một sinh viên tham dự lớp học về Cybersecurity do giáo sư Peter Reiher, trường Đại học UCLA trực tiếp giảng dạy. Những kiến thức lý thuyết thu thập được từ lớp học cũng góp phần nào vào thành tích của đội. Với thành tích giải 3 trong phần thi thực hành là một điểm vượt trội so với năm trước. Điều này đã cho thấy sự đúng đắn và hiệu quả của hình thức đào tạo đồng thời, mô hình này là một mô hình phát triển bền vững một khi ta có sẵn nguồn lực để đào tạo nên chứ không phải phụ thuộc vào một vài cá nhân tài năng, suất sắc. 

image008

Các thành viên đội jUpITer

 

Mặc dù chưa được sự đầu tư mạnh về kinh phí trong suốt thời gian chuẩn bị, nhưng các đội của UIT đã đạt những kết quả khả quan. Từ kinh nghiệm thực tiễn của việc tham gia cuộc thi, và từ khả năng các đội thi bạn, ban huấn luyện nhận thấy rằng để các đội tuyển UIT được lớn mạnh hơn nữa, phát triển bền vững hơn cần có một sự đầu tư lâu dài, liên tục, tăng cường bồi dưỡng và trao đổi cán bộ huấn luyện và sinh viên của các đội.

Đây là một cuộc thi mang tính chất sinh viên, nhưng ẩn chứa đằng sau nó là một sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường nhằm khẳng định đẳng cấp, thương hiệu, và chất lượng đào tạo về ANTT. Trường Đại học CNTT đã có những yếu tố thuận lợi: chính danh, cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, đầu vào sinh viên cơ bản là tốt, thêm vào đó, UIT có đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy trẻ, năng động, sáng tạo với mối quan hệ quốc tế sâu rộng thì việc giữ vững thành tích là một việc trong khả năng.

Công tác tổ chức vòng loại năm nay được VNISA-HCM đánh giá là hoành tráng nhất từ trước đến giờ đó là nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Ban Giám hiệu và các phòng ban trong trường UIT của chúng ta. Với cơ sở vật chất khang trang hiện đại, đội ngũ hậu cần chuyên nghiệp đã cho thấy hình ảnh chuyên nghiệp, trẻ trung và đầy tinh thần trách nhiệm của trường Đại học CNTT. Qua cuộc thi này, hình ảnh của trường Đại học CNTT đã đến được với nhiều bạn bè trong nước.

image010

Tổng kết trao giải thưởng cho các đội

 

Việc trường Đại học CNTT đạt giải nhất trong vòng loại năm nay là không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Trường Đại học CNTT đã bước vào TOP trường hàng đầu khi nói đến ATTT. Qua cuộc thi này, ban huấn luyện đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để có thể điều chỉnh chiến lược huấn luyện cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững và mạnh mẽ của đội tuyển.

Ngành ANTT là một ngành mang tính chất hỗ trợ thầm lặng cho sự hoạt động ổn định của hệ thống mạng, do đó, những cuộc thi sôi động đầy trí tuệ thế này là điều kiện rất tốt để sinh viên thể hiện năng lực và giao lưu học hỏi. Sự thành công của vòng loại năm nay là một thể hiện đẹp về sức mạnh tập thể, tinh thần phục vụ hết mình, đầy mạnh tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân để mang lại thành tích chung. Thành tích này không chỉ dành riêng cho trường Đại học CNTT chúng ta, mà đó là thành tích của tất cả các trường dự thi với tinh thần “fair-play”, đoàn kết, sẻ chia với một mục tiêu cao nhất đó là vì sự phát triển ATTT của nước nhà.

 

Một số hình ảnh trong cuộc thi:

image012

TS. Vũ Đức Lung trao chứng nhận tham gia cuộc thi cho các thí sinh

 

image014

Ban Tổ chức cuộc thi chụp hình cùng tất cả thí sinh tham gia cuộc thi

 

Tin và ảnh: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thành Hiệp

SV Trường ĐH Công nghệ thông tin tham gia Diễn đàn lãnh đạo trẻ Đông Nam Á

      Diễn đàn lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (1st Seameo Youth Leadership Forum- SYLF2014)  được tổ chức tại Bangkok, Thailand từ ngày 01/10 đến ngày 04/10/2014. Diễn đàn hướng tới việc cung cấp nền tảng về khu vực cho đại diện thanh niên các nước Đông Nam Á nhằm xây dựng kỹ năng lãnh đạo và tăng cường năng lực bản thân để đóng góp cho cộng đồng chung ASEAN sắp hình thành vào năm 2015;  được tổ chức bởi Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO).

 

       Diễn đàn lãnh đạo trẻ Đông Nam Á năm 2014 có sự tham gia của 33 đại diện tiêu biểu được SEAMEO chọn lọc theo tiêu chí có tiềm năng để dẫn dắt các thế hệ tương lai của Đông Nam Á. Việt Nam có 04 đại diện được SEAMEO chọn tham dự diễn đàn này: Đỗ Quang Huy (sinh viên Đại học Ngoại Thương Hà Nội), Trần Quốc Minh (cựu sinh viên Học viện ngân hàng Hà Nội), Đặng Dương Phương Trúc (sinh viên Đại học Tân Tạo) . Trường Đại học Công nghệ thông tin- Đại học Quốc gia Tp.HCM có 1 đại diện tham dự diễn đàn là sinh viên Hồ Trần Thiên Ngọc Việt - sinh viên năm 4 khoa Truyền thông và mạng máy tính. 

         

    Đại diện Việt Nam- Sinh viên Hồ Trần Thiên Ngọc Việt ĐHQG.HCM trong phiên thảo luận.

 

            Toàn bộ chương trình 04 ngày của diễn đàn bao gồm 03 chủ đề liên kết và bổ sung cho nhau : “Phát triển nhà lãnh đạo tương lai của Đông Nam Á” (Developing Future Leaders of Southeast Asia) , “Giá trị và kỹ năng hiệu quả, chuyên nghiệp ” (Effective Professional Values and Skills), “Quản lí sự phát triển khi thế giới đang thay đổi” (Managing the Development of a Changing World) thông qua các bài giảng, hội thảo, thảo luận nhóm và tham quan thực tế.

          Đại diện của các tổ chức, đại học nổi tiếng cũng đến tham dự và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của họ. Bao gồm UNESCO, trung tâm Thái Bình Dương về giáo dục và quan hệ quốc tế (APCIEU); Chaipattana Foundation; Universitas Gadjah Mada, Yogyakarta, Indonesia; Kangwon National University,Korea; National Youth Commission of the Philippines;  National Science and Technology Development Agency (NSTDA) Thailand; The Nation, Straits Times, Asia News Network, Thailand; Ajou University, Korea; Right to Play Thailand; Mahidol University Thailand;  True Corporation Thailand; Secretariat ASEAN.

          Đoàn Việt Nam đã tham gia đầy đủ các phiên thảo luận và tích cực chia sẻ kinh nghiệm các lĩnh vực của mình nhằm đóng góp ý kiển cho các hoạt động của thanh niên trong khu vực Đông Nam Á với định hướng: Vì một cộng đồng chung ASEAN thống nhất trong đa dạng, hòa bình, thịnh vượng. Bên cạnh nội dung chính tham gia thảo luận, diễn đàn lần này cũng là dịp để các đại diện Việt Nam mở rộng mối quan hệ và giao lưu với các lãnh đạo trẻ Đông Nam Á trong cộng đồng ASEAN; biết thêm về đất nước, con người và văn hóa Thailand; tìm hiểu thêm về tinh thần, tư tưởng chung các nước bạn trong việc hội nhập, phát triển cộng đồng ASEAN.

HỆ THỐNG UIT-VSD TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐHQG-TPHCM VÀO CHUNG KẾT GIẢI THƯỞNG NHÂN TÀI ĐẤT VIỆT 2014

Sáng ngày 6/11/2014, Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2014 đã công bố 22 sản phẩm Công nghệ thông tin  lọt vào Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014. Sản phẩm Hệ thống phát hiện thông tin bạo lực trong video (UIT-VSD) của phòng Thí nghiệm Truyền thông Đa phương tiện (MMLab) đến từ Trường Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM đã xuất sắc góp mặt trong nhóm các sản phẩm công nghệ thông tin triển vọng.

 

Được khởi xướng từ năm 2005, đến nay, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã phát hiện và tôn vinh rất nhiều tài năng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin – Truyền thông; khẳng định uy tín và là địa chỉ kết nối đông đảo bạn trẻ yêu thích Công nghệ thông tin, luôn khát khao sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học và tham vọng chinh phục các đỉnh cao công nghệ. Hội đồng chấm Sơ khảo, Chung khảo là các chuyên gia, tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam.

 

Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt 2014 đã nhận được tổng cộng 240 sản phẩm dự thi, trong đó có 80 sản phẩm Công nghệ thông tin thành công, 129 sản phẩm Công nghệ thông tin triển vọng và 31 sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động. Sản phẩm Hệ thống UIT-VSD đã góp mặt trong nhóm 9 sản phẩm công nghệ thông tin triển vọng. Sản phẩm này được phát triển nhằm phát hiện thông tin bạo lực trong video. Với đầu vào là video, đầu ra là danh sách các cảnh hoặc phân đoạn video có chứa thông tin bạo lực.

 

Việc nhiều loại phim ảnh được chiếu thường xuyên trên các đài truyền hình, băng, đĩa phim và các trang chia sẻ video trên mạng Internet mà không được kiểm soát về nội dung bạo lực có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các đối tượng thanh thiếu niên và trẻ em. Rất nhiều vụ trọng án qua xác minh, điều tra đều có nguồn gốc và kịch bản tương tự như các phim bạo lực đã được trình chiếu mà hung thủ đã xem qua. Do đó rất cần thiết để có một ứng dụng như UIT-VSD giúp các nhà quản lý phim, cơ quan chức năng và phụ huynh có thể lựa chọn phim, video nào phù hợp với thanh thiếu niên, trẻ em bằng cách khuyến cáo tự động các thông tin bạo lực trong phim và để nhà quản lý phim, cơ quan chức năng, và phụ huynh xem qua (preview) trước khi ra quyết định.

nhantaidv2014 1

Mô hình hệ thống phát hiện thông tin bạo lực UIT-VSD

 

Từ ngày 16 - 18/11/2014, các tác giả của 22 sản phẩm CNTT lọt vào Chung khảo sẽ phải thuyết trình và bảo vệ sản phẩm trước Hội đồng Chung khảo. Lễ trao giải 2014 sẽ được tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt – Xô và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài THVN vào 20 giờ 30 ngày 20/11/2014.

 

Mô tả hệ thống UIT-VSD và demo được giới thiệu tại:http://mmlab.uit.edu.vn/keyprojects/ntdv_vsd

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM tham dự Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á và Đông Nam Á + 3 – 2014

Từ ngày 7-12/9/2014, Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á - lần thứ 12 và Đông Nam Á + 3 - lần thứ 2 đã được tổ chức  tại Đại học Indonesia (Universitas Indonesia), thủ đô Jakarta (Indonesia). Việt Nam có 03 đại học tham dự gồm: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Cần Thơ. Đoàn đại biểu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do Th.S Lưu Trung Thủy – Phó Trưởng ban Công tác Sinh viên ĐHQG-HCM làm Trưởng đoàn cùng sinh viên đến từ các trường đơn vị thành viên: Hồ Trần Thiên Ngọc Việt (Sinh viên năm 4 trường Đại học Công nghệ Thông tin), Phạm Thái Tuấn (Sinh viên năm 4 trường Đại học Kinh tế- Luật), Lê Thị Tâm Phúc (Sinh viên năm 3 trung tâm Đại học Pháp), Trần Thị Thục Trinh (Sinh viên năm 1 trung tâm Đại học Pháp). 

 

Đoàn ĐHQG.HCM tại buổi lễ chào đón.

Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam  Á - lần thứ 12 và Đông Nam Á + 3 - lần thứ 2 với chủ đề “Chào mừng cộng đồng chung ASEAN qua sự đa dạng về văn hóa” thu hút sự tham gia của 80 sinh viên đến từ 17 đại học thành viên của Mạng lưới đại học Đông Nam Á (AUN) thuộc 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á gồm: Campuchia, Brunei, Indonesia,  Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan,  Việt Nam và 3 nước thuộc khu vực Đông Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Tham gia Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á năm nay, sinh viên đến từ các đại học đã biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống của quốc gia mình trong Lễ khai mạc; nghe giới thiệu về nhạc cụ Angklung (một loại nhạc cụ truyền thống của Indonesia, làm bằng tre); tham quan cơ sở sản xuất nhạc cụ Angklung tại thành phố Bandung; học cách chơi nhạc cụ Angklung và điệu nhảy truyền thống của Indonesia; diễu hành xung quanh khuôn viên đại học Indonesia.

 

Tiết mục trình diễn của Việt Nam với sự kết hợp của sinh viên ĐHQG-HN,

ĐHQG-HCM và Trường ĐH Cần Thơ tại Lễ khai mạc Diễn đàn.

 

Sinh viên ĐHQG-HCM học cách sử dụng nhạc cụ Angklung.

 

Sinh viên ĐHQG-HCM tại buổi lễ diễu hành.

 

Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á - lần thứ 12 và Đông Nam Á + 3 - lần thứ 2 khép lại bằng đêm văn nghệ với màn đồng diễn Angklung và điệu nhảy truyền thống của Indonesia của 80 sinh viên tham gia diễn đàn.

 

Sinh viên tham dự Diễn đàn đồng diễn nhạc cụ Angklung.

 

Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á là hoạt động thường niên dành cho sinh viên do AUN phối hợp với các đại học thành viên tổ chức, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu và tìm hiểu văn hóa truyền thống của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2013, Diễn đàn được mở rộng, có thêm sự tham gia của các đại học thuộc khu vực Đông Á là đối tác của AUN.

Đoàn ĐHQG-HCM tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo Đại học Indonesia.

 

Được biết, năm 2015, Diễn đàn Văn hóa Thanh niên Đông Nam Á và Đông Nam Á + 3 sẽ được tổ chức tại Đại học  De la Salle, thủ đô Manila (Philippines).

Hành trình JENESYS

            Từ ngày 14/9 đến ngày 23/9/2014, đoàn sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM đã có có cơ hội giao lưu, học tập trong khuôn khổ Chương trình giao lưu thanh thiếu niên các nước Châu Á –Thái Bình Dương – JENESYS 2.0. Đại diện cho sinh viên Trường, sinh viên Nguyễn Trí Hải đã ghi lại những trãi nghiệm thú vị trên đất nước mặt trời mọc.

14/9/2014

Ngày đầu tiên của chương trình, chuyến bay mang số hiệu VJ8662 của hãng hàng không Vietjet Air cất cánh vào buổi sáng vào lúc 7:45. Vì thế 8 thành viên tham dự chương trình của ĐHQG-HCM tập trung đầy đủ vào lúc 6:30. Mọi người đến đúng giờ và bắt đầu làm thủ tục lấy vé để đợi lên máy bay.

Sau khi thời gian làm thủ tục kí gửi hành lý, kiểm tra hành lý xách tay, mọi người đợi đến thời gian di chuyển lên máy bay. Đây là lần đầu tiên tôi đi máy bay, cảm giác rất phấn khích và hồi họp. Giờ khởi hành đã đến, máy bay chạy từ từ ra sân bay, chạy đến khi đạt tốc độ cần thiết và bắt đầu cất cánh. Cảm giác ù tai đến, tuy hơi khó chịu, nhưng vẫn rất thích cảm giác ngồi trên máy bay. Khi nhìn ra cửa sổ, thì tôi được nhìn thấy một khung cảnh rất đẹp.

Hai tiếng trôi qua, máy bay hạ cánh ở Sân bay Nội Bài, cách xa khu vực tập trung và khách sạn nơi mà các thành viên của đoàn sẽ nghỉ chân. Viện Ứng dụng Công nghệ (NACENTECH) cử hai cán bộ của viện để đón chúng tôi và đưa về khách sạn.

Các thành viên cùng anh Liệu – cán bộ NacenTech ở sân bay Nội Bài

 

Các thành viên được nghỉ ở khách sạn gần Hồ Gươm và Viện Khoa học Ứng dụng, nơi mà sẽ diễn ra buổi gặp mặt tất cả thành viên chương trình JENESYS 2.0 đến từ mọi miền đất nước. Sau khi ổn định khách sạn, đoàn ĐHQG-HCM được anh cán bộ ở viện mời đi ăn trưa, chúng tôi được thưởng thức món ăn nhìn các vật liệu thì quen thuộc, nhưng cách ăn thì rất khác miền Nam, món bún chả Hà Nội.

Món bún chả Hà Nội

 

Đến 3:00 chiều, mọi người tập trung tại viện, các thành viên của chương trình có một buổi làm quen với nhau, duyệt văn nghệ và có một buổi ăn nhẹ.

Lễ gặp mặt và chia tay đoàn đại biểu JENESYS 2.0 Bộ KH&CN đi Nhật Bản

 

Kết thúc chương trình, đoàn ĐHQG-HCM di chuyển về khách sạn và chuẩn bị có một đêm du ngoạn ở Hà Nội. Địa điểm đầu tiên đến là Hồ Gươm, sau đó là công viên Lý Thái Tổ, đoàn có dịp được thưởng thức các món ăn khác đặc trưng ở Hà Nội như phở 10, kem tràng tiền và đặc biệt là “Trà chanh chém gió”.

 

Hồ Gươm về đêm

 

Đến 10:00 tối, trước khi đi ngủ đoàn diễn tập lại văn nghệ đã chuẩn bị, lúc này thì mọi người bắt đầu đã thân thuộc nhau và hứa hẹn sẽ có một chuyến đi tốt đẹp.

 

15/9/2014

Buổi sáng ngày thứ 2 ở Hà Nội không có chương trình gì, các thành viên quyết định đi thăm các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Sau khi ăn sáng và chuẩn bị các vật dụng cần thiết, đoàn bắt xe taxi và đến bảo tàng Hồ Chí Minh trước, gần đó là các địa danh khác như Chùa Một Cột, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, đoàn di chuyển đến Quốc Tử Giám, nơi mà các sỹ tử trong các mùa thi đến để cầu nguyện cho kì thi của mình thật tốt.

Đến trưa đoàn di chuyển về khách sạn, làm thủ tục trả phòng và di chuyển đến Viện Khoa học Ứng dụng sớm.

Hôm nay là buổi họp mặt chia tay các thành viên của chương trình, gồm các nội dung chia sẽ kinh nghiệm của cán bộ quản lý các đoàn đi đợt trước, đại diện viện dặn dò và giao nhiệm vụ, tổng duyệt văn nghệ và liên hoan nhẹ sau chương trình.

http://truyenthongkhoahoc.vn/upload_images/Toan%20canh%20chia%20tay.JPG

Chia sẽ kinh nghiệm từ cán bộ phụ trách chương trình các đoàn trước và lãnh đạo của NacenTeach

Các thành viên của đoàn ĐHQG-HCM tham dự chương trình JENESYS 2.0

 

Sau chương trình, viện có xe chở các thành viên đến sân bay Nội Bài. Tại đây, có các anh/chị hướng dẫn làm giấy tờ, thủ tục xuất cảnh. Sau khi làm thủ tục xuất cảnh, mọi người đợi đến 23:00 để bắt đầu di chuyển lên máy bay. Cất cánh lúc 23:30, chuyến bay mang số hiệu JL752 của hãng hàng không Japan Airline đưa chúng tôi đến Nhật Bản.

Các thành viên của đoàn ĐHQG-HCM tham dự chương trình JENESYS 2.0

 

16/9/2014

Máy bay hạ cánh lúc sáng 6:55 tại sân bay NARITA, Tokyo, Nhật Bản. Xe buýt của đoàn đưa đến khách sạn Emion Tokyo Bay.

Lưu niệm toàn đoàn Việt Nam tại sân bay Nội Bài

“Chào mừng đến Nhật Bản”

Trong quá trình di chuyển, chúng tôi được thấy giao thông Nhật Bản hiện đại và tốt như thế nào. Đầu tiên khác với Việt Nam, đó là các phương tiện đều đi phía bên trái, các tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư đều không có số đếm ngược, các trạm thu phí đều tự động trừ tiền vào tài khoản của tài xế khi xe di chuyển qua trạm. Đường xá đẹp, sạch sẽ và có nhiều cây xanh trên vĩa hè. Đặc biệt là xe ô tô nhiều, tuy nhiên không khí ít khói bụi do các quy định thiết kế ô tô khá thân thiện với môi trường.

Cây xanh ven đường rất nhiều

Đến khách sạn, tại đây, mọi người được chia phòng theo danh sách và nhận phòng. Sau đó được nhận cơm trưa và di chuyển lên phòng. Các đại biểu của chương trình được chia theo 2 nhóm là nhóm G và nhóm F. Tôi được phân vào nhóm F, ở cùng phòng với 3 thành viên khác của ĐHQG-HCM và 2 thành viên của các trường khác. Sau khi ổn định, 4 thành viên của ĐHQG-HCM trong nhóm F di chuyển tham quan các địa điểm xung quanh khách sạn.

Khung cảnh một gốc Tokyo tại tầng 16 của Khách sạn

 

Gần khách sạn có một cửa hàng 24 giờ Family Mart, điều nhận thấy tiếp theo là rác được phân loại rất kỹ, thùng rác được chia ra nhiều ngăn để mọi người bỏ rác vào đúng ngăn phù hợp với loại rác. Trong khi đang mua sắm trong cửa hàng, mọi người có dịp được biết động đất 5 độ richter ở Nhật Bản là như thế nào.

Thùng rác phân loại rác

Trên đường tham quan, chúng tôi nhận thấy nhiều người di chuyển bằng xe đạp

Phân rõ khu vực chạy xe đạp, khu vực đi bộ trên vĩa hè

 

Đến 15:10, vali được tập trung ở sảnh khách sạn và được chuyển tới tỉnh Mie, chúng tôi chỉ để hành lý vừa đủ trong ba-lô để sử dụng trong ngày tới. 15:30 mọi người tập trung ở hội trường Luce, tầng 22 của khách sạn để họp mặt, có các đại diện của JICE phát biểu, được thông tin về chương trình và hướng dẫn của các cán bộ phụ trách.

Đại diện JICE phát biểu họp mặt ở Nhật Bản của chương trình JENESYS 2.0

 

Sau buổi họp mặt, mọi người có dịp được thưởng thức các món ăn Nhật Bản tại nhà hàng gần khách sạn. Sau khi ăn tối, mọi người tập trung về khách sạn và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuyến đi ngày hôm sau.

Món cá hồi nổi tiếng ở Nhật

17/9/2014

Hôm nay là ngày thứ hai tại Nhật Bản, sau khi ăn sáng, chúng tôi tập trung và bắt đầu di chuyển. Địa điểm chúng tôi đến ngày hôm nay là cơ sở khoa học công nghệ NEC Innovation World tại Shinagawa. Tại đây, chúng tôi được giới thiệu về các công nghệ tiên tiến và các dự án mà NEC đã và đang thực hiện.

Các dự án mà NEC đang thực hiện

Nguyễn Trí Hải, ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM

 

NEC Innovation World gồm nhiều khu vực tham quan: Đô thị thông minh - Smart Cities: hỗ trợ cuộc sống đô thị thoải mái thân thiện, An toàn & An ninh - Safety & Security: cung cấp an toàn và an ninh cho sinh hoạt con người, Trao đổi thông tin thông minh - Smart Communications: thực hiện quan hệ thông tin hiệu quả và chuyên sâu, Mua sắm thông minh - Smart Shopping: thu hút khách hàng, Hạ tần thế hệ kế tiếp - Innovative Infrastructures: gồm công nghệ và dịch vụ tối tân nhất hỗ trợ cho hạ tầng của doanh nghiệp, Đời sống và cộng đồng - Life & Communities: dịch vụ cung cấp cho cuộc sống phong phú. Ngoài ra khu vực chạm và trải nghiệm – Touch & Try: chúng tôi được thoải mái ngắm nhìn, chạm tay, trải nghiệm các ứng dụng, thiết bị của công ty.

Hầu hết các ứng dụng đều nhằm mục đích phục vụ con người là chủ yếu. Các dự án sử dụng công nghệ cao theo hướng Thị giác Máy tính (Computer Vision) để đưa vào thực tế giúp cho đời sống con người, xã hội thuận tiện và dễ dàng hơn bằng các phương tiện máy tính, điện thoại, các hệ thống camera giám sát, ..v...v.. Mục tiêu của hãng NEC hướng tới là “xã hội thông tin thân thiện với con người và trái đất”, mục tiêu rất nhân văn của công ty.

 

Sau khi tham quan NEC, chúng tôi ăn trưa và di chuyển đến ga Tokyo để di chuyển đến tỉnh Mie. Chúng tôi được đi tàu siêu tốc của Nhật Bản – Shinkansen mang số hiệu Hikari 475. Tàu có thể đạt tới tốc độ 300km/h, quả thật là một trải nghiệm thú vị.

Phía đầu con tàu

Các đại biểu đoàn ĐHQG-HCM chụp hình lưu niệm

 

Sau một ngày dài đi tàu và tham quan, chúng tôi được nghỉ ở khách sạn Grand Court Tsu và có chút thời gian để tự khám phá Nhật Bản ở các khu vực quanh khách sạn.

Một loạt thùng rác phân loại rất kỹ các loại rác

 

18/9/2014

Ngày hôm nay mọi người được báo thức khá sớm vì hôm nay chúng tôi phải di chuyển khá nhiều đến các địa điểm khác nhau. Đầu tiên là đến trung tâm văn hóa tổng hợp tỉnh Mie, tại đây chúng tôi được giới thiệu về tỉnh Mie thông qua bài giảng và video thú vị của cán bộ trong ban quản lý tỉnh.

Tỉnh Mie là nơi có các đặc sản nổi tiếng trong cả nước như ngọc trai, chè Ise, tôm hùm Ise, cá ngừ, và đặc biệt là thị bò Matsusaka. Tại đây nổi tiếng về du lịch nhờ các di sản tâm linh, văn hóa cùng với thiên nhiên đa dạng trong đó có đường hành hương Kumano được công nhận là di sản thế giới. Ninja cũng xuất thân từ tỉnh này, chúng tôi được tặng vật kỷ niệm là một phi tiêu của Ninja, đương nhiên là nó bằng cao su.

Nghe thuyết trình về tỉnh Mie, Nhật Bản

Lưu niệm cùng với chính quyền địa phương

 

Tiếp theo gần đó là Bảo tàng tổng hợp tỉnh Mie (Mie Mu), bảo tàng được mở cửa vào năm 1953, được cải tạo và mở cửa lại vào năm 2014. Trong bảo tàng có triễn lãm các sản vật đặc trưng của Mie, và mối quan hệ giữa Isesangu và Onshi. Công nghệ của bảo tàng rất hiện đại, mỗi người trong đoàn đều được nhận một chiếc điện thoại thông minh và sử dụng nó bằng cách đến các khu vực trưng bày, nếu muốn biết thêm thông tin thì chỉ cần đưa điện thoại vào vị trí giao tiếp với điện thoại là sẽ đọc được thêm thông tin từ điện thoại.

Chiếc di động thông minh mà bảo tàng Mie phát cho khách tham quan

 

 

Cán bộ hướng dẫn sử dụng di động thông minh để xem thông tin

Các thành viên đoàn ĐHQG-HCM chụp ảnh lưu niệm

 

Sau khi ăn trưa, chúng tôi lại lên đường và đi tới Nhà máy Suzuka công ty Honda. Nhà máy được lập năm 1960 và là nhà máy thứ ba của Honda trong nước Nhật. Tại đây sản xuất các dòng xe từ chiếc Fit bán chạy hàng đầu thới giới, đến Insite xe hỗn hơn Hybrid. Để sản xuất những chiếc xe chất lượng cao, nhà máy Suzuka sử dụng máy móc tiên tiến có độ chính xác cao, trang bị hệ thống sản xuất đồng bộ từ động cơ đến xe thành phẩm bằng dây chuyền sản xuất hiệu quả.

Chia tay nhà máy Suzuka

 

Ngoài ra, đây là nhà máy có cân nhắc để dễ làm việc như thay thế bằng rô bô cho việc xử lý vật nặng, tư thế khó thao tác các công đoạn theo tôn chỉ của Honda là “Tôn trọng con người”. Xung quanh nhà máy có rất nhiều cây xanh và hàng rào nhà máy cũng là cây xanh, hằng năm các cây xanh ở đây hấp thụ khá nhiều CO­2 của nhà máy thải ra.

Địa điểm tham quan cuối ngày là Khu vực Kameyamashuku, tại đây có Thành Kameyama cùng với khu vực quán trọ đường Tokaido số 46 phát triển như một khu phố quanh thành và hiện đại còn tồn tại độc nhất dưới quản lí của tỉnh. Ụ thành Kameyama được sử dụng như kho vũ khí và được xây dựng các Yagura nhiều cửa để chống chiến tranh. Hiện nay thành được coi như ụ thành lịch sử của tỉnh được lưu giữ tại tỉnh Mie.

Các quán trọ được bảo tồn

 

Chúng tôi được các hướng dẫn viên là các cụ lão tại đây, qua cách trình bày của họ và sự nhiệt tình thì chúng tôi nhận thấy họ rất tự hào và yêu quý nơi này.

Các hướng dẫn viên đều là các cụ lão, người lớn tuổi

 

Sau một ngày đi được rất nhiều nơi, chúng tôi được đưa đi ăn tối và di chuyển về khách sạn. Các món ăn Nhật Bản nhìn bắt mắt và rất ngon.

Món tôm, mực chiên cùng trứng và rau

 

19/9/2014

Hôm nay chúng tôi tiếp tục thăm các địa điểm ở tỉnh Mie. Một phần khá thú vị cho hôm nay là chúng tôi được giao lưu với các sinh viên Trường cao đẳng Mie. Khi đến nơi thì các bạn sinh viên đón tiếp rất nồng hậu, thái độ khá vui vẻ và niềm nở.

Giao lưu cùng sinh viên trường cao đẳng Mie

Sau khi nghe phát biểu từ Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường, cũng như đại diện từ đoàn Việt Nam, chúng tôi được trò chuyện, giao lưu về văn hóa và con người Nhật Bản, đặc biệt là được hướng dẫn nghệ thuật gấp giấy origami. Sau đó chúng tôi có buổi tiệc nhẹ và giao lưu văn nghệ của đoàn Việt Nam biểu diễn cho các bạn sinh viên tại trường xem, không khí rất vui vẻ.

Được hướng dẫn gấp giấy origami

 

Kết thúc ở địa điểm trường cao đẳng Mie, chúng tôi được đưa đến Nhà trưng bày truyền thống thành phố Suzuka. Tại đây nổi tiếng nhất là giấy Isegata có lịch sử trên 1000 năm, được sử dụng nhuộm màu hoa văn áo Kimono Yuuzen, Yukata. Giấy này được chạm khắc cẩn thận bằng đục những văn hoa, kiểu dáng trên giấy Nhật đã được gia công.

Giới thiệu Nhà trưng bày truyền thống thành phố Suzuka và giấy Isegata

 

Sau khi nghe thuyết trình và xem video giới thiệu, chúng tôi được trải nghiệm sử dụng giấy Isegara để làm ra các hình ảnh, biểu tượng dưới sự hướng dẫn của họ.

Chụp ảnh lưu niệm cùng nghệ nhân và sản phẩm đã làm được theo hướng dẫn

 

Địa danh cuối ngày mà chúng tôi đến là Chùa Shitenno-ji, chùa có tên là chùa Shitenno Toseyama, Chùa tương truyền là lời nguyện ước của thiên hoàng Suiko và là ngôi chùa của thái tử Shutoku. Chùa có 1000 năm lịch sử và là tu viện phát triển rực rỡ nhất khu vực trong thời đại Heiyan.

Ảnh lưu niệm cùng trụ trì chùa

 

Chùa đã bị thiêu rụi trong chiến tranh Thái Bình Dương, sau đó được xây dựng lại bởi sư trụ trì đời thứ 52. Hiện nay, trong chùa còn lưu trữ rất nhiều di sản văn hóa quan trọng như mộ, các bản thảo viết tay của các võ sĩ, học giả, hay các nhà văn như Todo Katatora.

Chúng tôi được trải nghiệm ngồi thiền dưới sự hướng dẫn của trụ trì chùa. Bình thường thì ngồi thiền thường kéo dài 45 phút, tuy nhiên thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ được trải nghiệm khoảng 15 phút, nếu không quen thì rất khó tập trung khi ngồi thiền.

Được thưởng thức trà đạo

 

Sau đó, chúng tôi được uống trà kiểu Nhật, các cụ bận áo Kimono truyền thống, pha trà và mời chúng tôi thưởng thức. Trước khi uống trà, chúng tôi được thưởng thức một chút bánh ngọt, loại bánh này thay đổi theo mùa ở Nhật Bản và rất đa dạng. Hương vị của trà và bánh rất ngon và rất đáng để thử.

Đến cuối ngày, chúng tôi tập trung lại ở trung tâm văn hóa tổng hợp tỉnh Mie để gặp mặt gia đình homestay. Tại đây, mỗi gia đình nhận hai đại biểu tham dự chương trình để đưa về nhà họ và sinh hoạt. Tôi được ở gia đình Matsumoto cùng với một bạn ở ĐH Huế, gia đình có hai vợ chồng và ba người con, người chồng là bác sĩ, người vợ ở nhà nội trợ và ba người con học từ mẫu giáo đến tiểu học.

Gia đình Matsumoto cùng 2 thành viên

 

Hôm nay là thứ bảy, trước khi về nhà chúng tôi được chở đến một nhà sinh hoạt, tại đây các bà mẹ và trẻ nhỏ tập trung ở sinh hoạt vào cuối tuần. Chúng tôi khá bất ngờ khi được đưa đến đây và nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Chúng tôi giao tiếp chủ yếu là tiếng anh. Trước khi ra về, chúng tôi được tặng một đĩa DVD giới thiệu về họ, rất vui khi nhận được món quà này.

Cùng thưởng thức các món quà từ Việt Nam

 

Sau đó, bà Matsumoto Sayuri là người vợ mà chúng tôi sẽ về nhà họ, chở đến nhà hàng gần đó, chúng tôi được gặp người chồng là Matsumoto Eiichi. Tại đây, chúng tôi được thưởng thức các món ăn truyền thống Nhật Bản. Thật là một trải nghiệm thú vị. Tại đây, chúng tôi cũng đã trao những bức ảnh, món quà đặc trưng từ Việt Nam để tặng họ. Mặc dù có một bức tranh bị vỡ khung do quá trình di chuyển của tôi, họ đã sửa, rất vui và tôn trọng những món quà đó.

Những món quà mà chúng tôi đã tặng gia đình

 

Chúng tôi được tiếp đón tận tình tại nhà, gia đình Matsumoto có thể nói là gia đình hiện đại theo hướng phương Tây, từ kiểu nhà đến các vật dụng trong nhà đều rất hiện đại. Chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều về các truyền thống, địa danh ở Việt Nam và Nhật Bản, đến khuya chúng tôi mới có thể nghỉ ngơi được.

 

20/9/2014

Một ngày mới trên đất nước Nhật Bản và đặc biệt là ở trong một gia đình Nhật Bản thật sự. Vì là nội trợ nên người vợ dậy rất sớm, chuẩn bị bửa sáng, chăm lo cho các con đi học, sau đó là các công việc nhà. Chúng tôi được thưởng thức bửa sáng theo kiểu Tây với các món ăn như bánh mỳ, xúc xích,…

Hôm nay do người chồng được nghỉ, nên chúng tôi được dẫn di tham quan một địa danh nổi tiếng ở gần đó là đền Geku, ngôi đền thiêng thứ hai ở Ise Jingu. Để gìn giữ di tích này còn mãi với thời gian, cứ 20 năm một lần, người dân lại xây lại công trình này một lần. Không giống như các công trình khác chỉ được tu sửa, đền được xây dựng lại hoàn toàn.

Chúng tôi được trải nghiệm nghi thức khi thăm và cầu nguyện tại đền. Trước khi vào thăm đền, thì cần đến những ngôi nhà chứa nước. Tại đây, chúng tôi rửa tay và miệng bằng cách ban đầu là rửa tay phải rồi đến tay trái và cuối cùng là đổ một chút nước vào lòng bàn tay phải rồi uống một ngụm. Để cầu nguyện, khách phải ném một đồng xu vào hòm công đức, vỗ tay 2 lần, cuối chào 2 lần rồi mới bắt đầu cầu khẩn.

Chụp ảnh lưu niệm tại đền

 

Sau khi thăm Geku, chúng tôi về nhà và được gia đình đưa đi ăn trưa ở nhà hàng, chúng tôi được thưởng thức món Ramen, một món mỳ nổi tiếng ở Nhật Bản. Sau đó chúng tôi đi cùng gia đình đi mua sắm đồ gia dụng, quà kỉ niệm và thức ăn để nấu cho buổi chiều.

Đi mua sắm cùng ga đình

 

Về nhà chúng tôi vui chơi cùng các con của họ, con họ đều rất thích phim hoạt hình. Sau đó chúng tôi phụ giúp người vợ nấu các món ăn chiều, mặc dù không biết nấu ăn nhưng tôi đã làm hết sức, chúng tôi có cơ hội nói về các món ăn của Việt Nam cũng như Nhật Bản.

Buổi chiều với món Tarako spagheti, Cơm cà ri, chúng tôi được thưởng thức cùng không khí gia đình rất ấm cúng. Tối quay quần cùng xem tivi, các chương trình của người Nhật, chúng tôi lại có cơ hội nói nhiều hơn về mình, vùng đất mình sinh sống.

 

21/9/2014

Hôm nay không khí khá mát mẻ, tuy nắng nhưng rất dễ chịu. Hôm nay chúng tôi phải chia tay gia đình homestay, sau khi ăn sáng, chúng tôi đã cùng chụp những bức ảnh lưu niệm. Gia đình homestay đã tặng cho chúng tôi những chiếc bánh, những tấm thiệp có hình ngày đầu tiên chúng tôi đến với gia đình họ. Không khí bịn rịn và hứa hẹn trước khi đưa chúng tôi đến địa điểm tập trung của đoàn để có một buổi tiệc giữa các gia đình và các thành viên trong đoàn với nhau.

Gia đình mà chúng tôi đã ở homestay (thiếu người chồng)

Lưu niệm của gia đình tặng chúng tôi

 

Sau buổi tiệc, mọi người nói với nhau những lời chia tay và cùng chụp ảnh lưu niệm. Thời gian ở homestay có thể nói là thời gian đáng nhớ nhất ở chuyến đi này, chúng tôi được hòa mình, được trải nghiệm phong cách sống và con người Nhật Bản.

Chia tay các gia đình

 

Cuối ngày là buổi Workshop tổng kết các ngày qua ở Nhật Bản, mọi người chia nhóm và làm việc hết sức nghiêm túc, đưa ra các phát hiện trong các ngày qua ở Nhật Bản về mọi mặt, sau đó là tổng hợp và đưa ra kế hoạch hành động của đoàn sau khi về nước. Chúng tôi đã chọn văn hóa xếp hàng để đưa vào kế hoạch hành động và hy vọng sẽ thực hiện được và nâng cao văn hóa xếp hàng ở Việt Nam hiện nay.

Thực hiện Workshop

Kết thúc buổi Workshop tốt đẹp, chúng tôi được ăn tối ở một nhà hàng, ở đây, chúng tôi thưởng thức các món ăn đặc trưng truyền thống Nhật Bản như Sasimi, Mì Udon,…

Món sasimi

22/9/2014

Hôm nay chúng tôi có một buổi báo cáo Workshop. Trước tiên, chúng tôi di chuyển bằng tàu siêu tốc Shinkansen mang số hiệu Nozomi 120 về Tokyo. Chúng tôi được thăm Odaiba, Tokyo. Nơi đây có tượng nữ thần tự do như ở Mỹ.

Odaiba, Tokyo

 

Sau bửa trưa, chúng tôi di chuyển về khách sạn. Vào 17:00, buổi báo cáo Workshop diễn ra ở phòng Palm Square, tầng 1, Khách sạn Emion Tokyo Bay. Mọi người đều đã chuẩn bị tốt bài báo cáo của đoàn.

Riêng các thành viên ĐHQG-HCM đã đóng góp rất nhiều về bài báo cáo từ các điều đã phát hiện ở Nhật Bản đến kế hoạch thực hiện khi về nước là đưa văn hóa xếp hàng trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam và trước tiên là sinh viên. Tuy nhiên, việc báo cáo trước đám đông do các thành viên không tự tin và khó diễn đạt các ý theo ý mình nên đã không xung phong báo cáo, nhường lại cho một bạn ở ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tuy vậy, các thành viên ĐHQG-HCM đều đã rất tự hào vì bài báo cáo của nhóm đã thành công và thu hút sự chú ý của mọi người.

Chuẩn bị bài thuyết trình

Hai thành viên trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM tham gia chương trình

Nguyễn Hoàng Nghĩa (trái), Nguyễn Trí Hải (phải)

Các thành viên của đoàn ĐHQG-HCM nhận chứng nhận hoàn thành chương trình JENESYS 2.0

 

23/9/2014

Hôm nay là ngày cuối cùng ở Nhật Bản trong chuyến đi này và hôm nay là ngày tự do cho đến 14:00 chiều, vì thế, chúng tôi đã có những dự tính và kế hoạch riêng cho các thành viên tham dự chương trình của đoàn ĐHQG-HCM hôm nay. Các thành viên dậy sớm và sau khi ăn sáng xong, chúng tôi di chuyển đến ga xe lửa gần khu vực khách sạn để di chuyển đến trung tâm Tokyo.

Di chuyển bằng tàu lửa

 

Các ngày qua chúng tôi đều được đưa đón bằng xe buýt, được hướng dẫn viên dẫn đi tàu siêu tốc, tuy nhiên, hôm nay chúng tôi tự di chuyển và lần đầu tiên đi tàu lửa ở Nhật Bản. Lần đầu tiên đều không khỏi sai sót, chúng tôi không biết cách mua vé tàu và nhờ hướng dẫn của một cô ở khu vực mua vé, chúng tôi đã biết.

Tận mắt thấy cách đi bộ của người Nhật, đặc biệt trong ga tàu điện, chúng tôi không khỏi choáng bởi tốc độ của họ, họ di chuyển nhanh như thế vì lý do có thể đúng nhất là sợ trễ tàu. Điều đó rất đúng, tàu lửa cũng như tàu siêu tốc chúng tôi đi đều rất đúng giờ, đúng từng phút.

Rất đông hành khách sử dụng tàu lửa

Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến là Akihabara, tại đây là khu phố điện tử lớn nhất Nhật Bản. Chúng tôi dạo vòng quanh khu này, đặc biệt ở đây cũng rất nhiều cửa hàng về truyện tranh Manga và game. Đây có thể gọi là “Thành phố điện tử”, “Thiên đường manga và game”. Đồ điện tử ở đây khác mắc so với Việt Nam, tuy nhiên so về chất lượng thì giá phải chăng, được sản xuất ở Nhật Bản.

Một tòa nhà cao tại Akihabara

 

Sau đó chúng tôi lại đón xe lửa đến Chùa Senso-ji, là một ngôi chùa cổ ở Asakusa, Taito, Tokyo. Đây là ngôi chùa cổ nhất Tokyo và là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở đây. Đến chùa rất dễ nhận ra là một chiếc lồng đèn giấy lớn được treo dưới cổng Kamirari-mon ở lối đi dẫn vào khuôn viên của chùa.

Chiếc lồng đèn giấy lớn được treo dưới cổng Kamirari-mon

Rất nhiều người viếng thăm chùa

Nơi chứa nước để rửa tay, rửa miệng khi vào chùa

 

Ở đây có các cửa hàng nhỏ san sát nhau, bán đủ mọi thứ, từ lưu niệm đến những bánh bao manju. Những chiếc quạt đầy màu sắc, ô dù và những chiếc lồng đèn, áo happi,… tất cả những thứ ấy bắt mắt và làm chúng tôi phải dừng chân lại trên đường đi.

Khách viến chùa rất nhiều, chật kín cả đường đi đến khi vào trong chùa. Ở đây cũng gần tháp phát thanh truyền hình cao nhất thế giới – Tokyo Sky Tree cao hơn 600m, nhưng vì thời gian có hạn nên chúng tôi không thể ghé thăm được.

Tokyo Sky Tree nhìn từ phía chùa

 

Cấp tốc đón xe lửa về và rất may về đúng giờ, đoàn cũng bắt đầu dọn hành lý lên xe. Chúng tôi kết thúc ngày cuối cùng ở Nhật Bản với những trải nghiệm thật thú vị.

Ngồi trên chuyến bay mang số hiệu JL759 của hãng hàng không Japan Airline, chúng tôi trầm lại và nghĩ về các ngày qua ở Nhật Bản, đó là những ngày không thể quên trong cuộc đời và có những bài học, những kinh nghiệm có thể áp dụng khi về nước. Một chuyến đi không thể nào quên được!

Toàn đoàn Việt Nam chương trình JENESYS 2.0 tháng 9/2014

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử”

Nằm trong khuôn khổ các nội dung của Tuần Sinh hoạt Công dân sinh viên đầu năm học 2014 – 2015, ngày 27 và 29/8/2014, gần 1.200 lượt sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin đã tham quan triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử” tại khu B Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM

 

 

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử”  do Đại học Quốc gia TP. HCM kết hợp cùng Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức. Triển lãm trưng bày 9 bản đồ cổ, 7 Châu bản triều Nguyễn cùng 90 hình ảnh và 30 tranh cổ động của các nghệ sĩ trong cả nước sáng tác với chủ đề “Biên giới và biển đảo Việt Nam”. Đây là những bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã được tổ tiên người Việt và các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ xác lập, khai phá, thực thi và bảo vệ chủ quyền theo đúng luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Triển lãm cũng giới thiệu một một số hình ảnh, tư liệu về các chuyến thăm, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa của lãnh đạo, đoàn thể, ban ngành, nhân dân TPHCM nói chung và của tuổi trẻ Đại học Quốc gia nói riêng.

Triển lãm sẽ mở cửa đón khách đến hết ngày 30/9/2014.

(Diễm Minh – P.CTSV)

Trường ĐH Công nghệ thông tin tổ chức gặp gỡ phụ huynh tân sinh viên

Với mong muốn phát huy nhiều hơn nữa sự gắn kết giữa Nhà trường và phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh những thông tin cần thiết về các quy định học vụ, công tác học sinh sinh viên trong Nhà trường, đồng thời giới thiệu rộng rãi các chương trình đào tạo đặc biệt của Trường, sáng ngày 15/8/2014 tại Giảng đường 1, Trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐH CNTT) đã tổ chức buổi gặp mặt phụ huynh đầu năm học 2014 – 2015.

image002

TS. Vũ Đức Lung, Phó Hiệu trưởng phát biểu trong buổi gặp mặt phụ huynh

 

Đến dự buổi gặp mặt có TS. Vũ Đức Lung – Phó hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng khoa Kỹ thuật máy tính; các thầy cô trưởng phó các Khoa, Bộ môn cùng các thầy cô đại diện Phòng Đào tạo Đại học và Phòng Công tác Sinh viên.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, TS. Vũ Đức Lung đã gửi lời chúc mừng đến phụ huynh các tân sinh viên vừa trúng truyển vào Trường. Thầy cho biết, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, những năm học qua, Trường ĐH CNTT đã không ngừng điều chỉnh và cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cũng như cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường.

image004

Toàn cảnh hội trường trong buổi gặp mặt phụ huynh tân sinh viên 2014

 

Tại buổi gặp mặt, phụ huynh các tân sinh viên đã được nghe giới thiệu về các chương trình đào tạo đặc biệt, những nội dung cơ bản trong quy chế học vụ, quy chế sinh viên. Đồng thời, phụ huynh cũng đã được Nhà trường cung cấp những kênh thông tin liên lạc quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa phụ huynh và Nhà trường, đồng thời giúp phụ huynh có thể theo dõi kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong suốt quá trình đào tạo. Phụ huynh các tân sinh viên cũng đã có cơ hội gặp gỡ với Ban Chủ nhiệm các Khoa, Bộ môn, nghe giới thiệu về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra các chuyên ngành cụ thể.

Trong không khí sôi nổi và cởi mở, phụ huynh các tân sinh viên đã thẳng thắn chia sẻ và đóng góp ý kiến với Nhà trường về những vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo, nâng cao năng lực Anh ngữ cho sinh viên, vấn đề sinh hoạt tại ký túc xá… Đây là cơ hội để Nhà trường có được những ý kiến đóng góp trực tiếp từ phía phụ huynh, từ đó có hướng điều chỉnh và cải tiến hợp lý, phù hợp với nhu cầu của sinh viên, kỳ vọng của gia đình và nhu cầu của doanh nghiệp.

Thay mặt Nhà trường, TS. Vũ Đức Lung gửi lời cảm ơn phụ huynh các tân sinh viên đã dành thời gian đến với buổi gặp mặt, đồng cam kết Nhà trường sẽ luôn tận tâm trong công tác đào tạo, đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên có thể tự tin làm việc sau khi tốt nghiệp tại Trường.

 

Một số hình ảnh buổi tiếp phụ huynh tân sinh viên 2014:

image006

Đại diện Nhà trường giải đáp thắc mắc của phu huynh trong buổi gặp mặt

 

image008

Phụ huynh của tân sinh viên 2014 chia sẻ và đóng góp ý kiến cho Nhà trường

 

image010

Phụ huynh tân sinh viên 2014 chia sẻ và đóng góp ý kiến cho Nhà trường

 

image012

Phụ huynh tân sinh viên 2014 chia sẻ và đóng góp ý kiến cho Nhà trường

 (Diễm Minh - P.CTSV)

Trang

Subscribe to RSS - Tin tức & sự kiện